Học giỏi, cả thế giới, trừ ở các trường khai phóng đặc biệt, còn lại không giúp người học có sự sáng tạo. Kiểm tra kiến thức bằng trí nhớ thì ai làm bài tập nhiều để nhớ cách giải thì sẽ thành học giỏi. Lấy kết quả đó bố trí công việc, xong than thở sao học giỏi mà làm dở ẹc.
1. Xưa có vị vua xứ Ba Tư. Do vợ phản bội nên ông oán ghét phụ nữ và trở nên hung bạo. Mỗi đêm ông ngủ với 1 cô gái và cho quân giết vào sáng hôm sau, 1 năm 365 ngày thì tương ứng với 365 cô gái bị bức hại (tính ra ổng cũng mạnh vụ kia héng). Người người oán than, gia đình nào khá giả đều tìm cách đi xứ khác. Lúc đó nàng Schéhérazade, đọc là sê-hê-ra-zát, xin vào cung. Mọi người nghĩ chắc là nàng sẽ chết, nhưng hôm sau lại thấy nàng ra chợ ngồi ăn pún pò pún riêu, cười nói phớ lớ. Hoá ra, tối đó nàng kể chuyện cho vua nghe, nàng nói với vua rằng, những chuyện nàng kể, khi màn đêm buông xuống thì nàng mới nhớ. Hễ tới đoạn cao trào là nàng lăn ra ngủ. Ông vua không dám bức hại để tối tiếp tục nghe chuyện. Nàng kể về những tầm vóc của các vị vua, sự mưu trí của những vị tướng, sự dũng cảm của người lính, sự đau khổ của người ăn mày, những mánh khoé của thương nhân, những lọc lừa nơi góc chợ, những ước mơ trong lòng người trẻ, chuyện bên Tàu bên Tây đủ cả. Óc sáng tạo của nàng là vô hạn. Đến 1001 đêm, thông qua 1001 chuyện, nàng đã cảm hoá được ông, dỡ bỏ cái lệnh vô lý, thành đức vua anh minh, nhân hậu, và ngỏ ý cầu hôn nàng. Trong 1001 đêm ấy, vì mải miết nghe kể chuyện, ông không xơ múi được gì nên nàng vẫn trắng trong. Trong khi, ông vua tội nghiệp, do lâu không dùng nên cái ấy đã mất 1 chức năng quan trọng, động phòng bất thành, nhưng ông không màng nữa. Thơ ông viết:
"Yêu là yêu cái tâm hồn.
Chứ không phải cứ có lưng mới yêu".
(Ông vua gieo thơ có gì sai sai, lục bát chữ "lưng" mà vần được với chữ "hồn". Nhờ các bạn gieo lại).
2. Người có óc sáng tạo như nàng sẽ biến nguy thành cơ, hoá thù thành bạn, chuyển hung thành kiết. Tút này tui nói về sự sáng tạo trong kinh doanh chứ mấy lĩnh vực khác tui không biết. Không sáng tạo, không có khách mối, khách ruột. Khách mua của mình cũng được, mua của người khác cũng được thì mình cạnh tranh rất vất vả. Lúc thì hạ giá, lúc thì khuyến mãi, lúc thì năn nỉ, lúc thì o ép....thì mới ra được hàng. Có mấy FB tui coi, cứ thấy đăng lên, cầm hàng lên rồi cười, hỏi có ai mua không, rẻ nè, ngon nè, đẹp nè. Không ai mua. Rồi câu chuyện gì đó nói hoài, ví dụ bỏ phố về quê, bỏ chồng
khởi nghiệp. Việc bỏ phố hay bỏ chồng thì kệ mày chớ, ngày nào mày cũng nói vậy không ớn sao. Phở siêu ngon thì cũng chỉ ăn 1 vài bữa, cho ăn sáng tối thì sẽ lòi họng. Thằng chồng đăng tút bán hàng, con vợ vô like và còm, cho em ba gói nha anh đẹp trai ơi. Nhân viên nhảy vô còm, cho em mười gói nha...Review toàn thấy người nhà khen. Nhìn lộ liễu và thường quá thường, không có sai nhưng không sáng tạo. Không sáng tạo thì ế ẩm là đương nhiên. Đóng cửa tiệm là đương nhiên.
Học giỏi, cả thế giới, trừ ở các trường khai phóng đặc biệt, còn lại không giúp người học có sự sáng tạo. Kiểm tra kiến thức bằng trí nhớ thì ai làm bài tập nhiều để nhớ cách giải thì sẽ thành học giỏi. Lấy kết quả đó bố trí công việc, xong than thở sao học giỏi mà làm dở ẹc. Người sáng tạo là phải có cá tính và nghĩ khác, cái gì logic khách quan thì giữ, cái gì thuộc cảm xúc thì kiểm soát, lại phải ứng biến cho phù hợp hoàn cảnh. Sự sáng tạo tự đào tạo được nha, nhưng không phải kiến thức, mà là tư duy. Tức cách nghĩ. Học giỏi hay dở (theo thang điểm trường lớp) không quan trọng ở đây, ai muốn thì tui chỉ.
Để mạch nguồn sáng tạo này không bao giờ dứt, như nàng Sê-hê-ra-zát trong 1001 đêm, giờ mình thành 1001 cách bán hàng trong bài 3A. Fan cứng mới đọc được bài 3A nhen. Chủ động lai nhiều còm nhiều se nhiều, đọc mà không action thì sẽ bị mềm như ông vua Ba Tư.
Bài 3A: 1001 cách bán hàng. Ai không fan cứng nhảy lên bài 5