(viết cho sinh viên kinh tế thương mại và du lịch) Thống kê năm 2011, người tốt nghiệp ĐH cao đẳng chỉ có gần 8% (xem link ở comment)/dân số. Như vậy, với dân số 90 triệu, chúng ta chỉ có 7 triệu lao động đã qua đào tạo, tức những người vô cùng giỏi giang thông tuệ, biết ngoại ngữ, có tư duy tổng hợp và phân tích, có nhiều kiến thức chuyên môn và kiến thức phổ thông.
Rồi
khởi nghiệp cũng vậy, nhiều bạn chọn cách
buôn bán trong nước hoặc nhập khẩu về bán. Mua hàng chợ huyện lên chợ tỉnh bán, mua hàng tỉnh A
sang tỉnh B, xuống Phan Thiết lấy mắm đóng chai lên Sài Gòn phân phối, hoặc ra chợ Tân Thanh ở biên giới Lạng Sơn mua cái chăn giá 30,000 đồng về Hà Nội bán 50 nghìn, lãi 20 nghìn. Chi vậy? Người ta không có điều kiện ngồi vào giảng đường, mặc áo
sinh viên, mù
ngoại ngữ…mới
làm ăn trong nước như vậy, mình được đào tạo thì phải nghĩ hướng
xuất khẩu hàng hóa, chất xám của mình ra ngoài, kiếm đô la về. Hoặc đưa khách nước ngoài vào Việt Nam, cho nó coi cái này cái kia rồi thu
tiền đô la của nó. Việc mua cà chua ở Đà Lạt ra
Đà Nẵng bán, dù mình có chút xíu tiền nhưng GDP quốc gia không
thay đổi, chỉ thêm 1 thương lái cạnh tranh với chị Mít chị Na. Chừa đất cho người ta sống đi. Hay mở quán cà phê mấy mét vuông, quán phở lèo
tèo vài ba khách, chân gà nướng vỉa hè, bánh tráng trộn lề đường...thì người không cần ngồi giải mấy bài vi phân đạo hàm vẫn mở được và còn mở
tốt. Nếu làm thì mở chuỗi cà phê, chuỗi phở kia mới bõ công
học hành.
Nhập khẩu hàng tiêu dùng về bán thì làm dòng ngoại tệ lại chảy ra ngoài.
Sản xuất hàng hoá đủ tiêu chuẩn xuất khẩu là cốt lõi của nền
kinh tế thịnh vượng, hướng tới
thị trường thế giới. Xuất khẩu, dù là sản phẩm hữu hình hay vô hình (bằng sáng chế, thiết kế, công trình khoa
học, phần mềm ứng dụng)… sẽ là cách làm
giàu bền vững. Tổ chức tour tham quan cho khách nước ngoài, làm cho khách nước ngoài ùn ùn kéo đến Việt Nam, chi tiêu
ăn uống, rút hầu bao ra giúp người mình càng
giàu có hơn, chị bán xôi đến chú xe ôm đều có thêm tiền. Đó mới là
đẳng cấp của người
tốt nghiệp Đại học khi
khởi nghiệp.
Người Thái cũng có tỷ lệ ĐH/Cao đẳng trên dân số là 8%. Nhưng các bạn trẻ người Thái đã HỌC theo
tinh thần “lấy tiền của Tây” nếu học ngành kinh tế, thương mại,
xuất nhập khẩu,
du lịch. Cứ vào một siêu thị Á châu ở
Mỹ, Úc, Âu…mở một chai nước cốt dừa ra là thấy Made in Thailand. Vào siêu thị ở
Thượng Hải, Seoul, Tokyo…thấy vải, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt…thì 100% Produce of Thailand (produce có nghĩa là nông sản, danh từ). Sinh viên kinh tế Thái xuống các farm nói với bà con
nông dân bên đó là bà con cứ sản xuất đi, tụi con xuất khẩu cho. Tụi con là trình độ đại học cơ mà,
cử nhân thạc sĩ chứ đâu phải chơi. Con sẽ giúp bà con thay vì bán 1kg măng cụt ở Băng Cốc có 40 baht, sẽ xuất qua châu Âu và đem về 20 USD cho bà con.
Giá trị gấp chục lần. Vùng ôn đới xứ lạnh có trồng được gì đâu ngoài táo, nho, cherry, lê…trong khi khí hậu nhiệt đới của mình là thiên đường của hàng trăm loại trái cây, rau củ quả…
Còn
Singapore, thắng cảnh chẳng có gì nên họ xây dựng công viên vui chơi, những trung
tâm mua sắm … để hàng năm gần 30 triệu du khách ghé thăm, dù dân số thường trú của họ chỉ có 3 triệu. Người dân nước họ ai cũng hết lòng
phục vụ du khách, để cho 30 triệu khách nước ngoài sang ăn xài cảm thấy thoải mái và chi tiền nhiều hơn, làm 3 triệu người họ giàu có hết biết.
Từ bài viết này,
TnBS sẽ đăng các bài viết giúp các bạn cách tiếp cận để xuất khẩu, cách giao dịch hợp đồng ngoại thương, đàm phán
bán hàng…song song với các bài viết giúp các bạn tổ chức hoạt động quảng bá du lịch để có thể
tự tin thu hút khách Tây sang.
Bài viết sẽ có nhiều đoạn dùng thuật ngữ
tiếng Anh, các bạn phải có một trình độ Anh ngữ nhất định để theo dõi. Và điều kiện đọc các bài viết này là các bạn phải có đủ đạo
đức, không
nói dối, không
phết phẩy ma lanh, phải
uy tín,
hào sảng,
văn minh và có
tầm nhìn xa trên 10km để làm ăn lớn. Thế giới phẳng rồi. Internet làm cho mọi khoảng cách địa lý không có ý nghĩa gì nữa. Chúng ta phải nhanh chóng
làm ăn quốc tế, quốc tế và quốc tế!