Thành Nha XYZ
    • Ăn trưa cùng Tony
    Ăn trưa cùng Tony
    (Today a reader, tomorrow a leader!)

    Mong muốn tột bậc và duy nhất của bạn là gì?

        29.397    4.08/5 trong 19 lượt 
    Mong muốn tột bậc và duy nhất của bạn là gì?
    Lý Gia Thành, bậc thầy kinh doanh châu Á từng nói, "Khi bạn có trong tay từ 1 triệu đô (tức khoảng 23 tỷ VND) trở lên, việc bạn ra quyết định dùng số tiền đó làm gì sẽ thể hiện năng lực triết học trong con người bạn".
    Nếu ngày đó, chú Hoài trong bài báo này đem 200 tỷ đi mua đất ở Sài Gòn hay Hà Nội, thì giờ chú có rất nhiều tiền. Cũng có nhiều người quyết định vậy, giờ cái họ mua được là đất, nhà và hết. Họ không mua được sự kính trọng và lòng yêu thương từ bao nhiêu con người để có 1 CÔNG ĂN VIỆC LÀM, vốn là cái ƯỚC MƠ TỘT BẬC của người có trí tuệ tầm tầm ở quê nghèo. Mình có tiền thì tạo ra 1 nhà máy xí nghiệp hay resort để tặng cho họ ước mơ đó. Họ sẽ quý trọng mình cả đời luôn, người Trà Vinh yêu quý chú Thanh Mỹ bây giờ hay người Đồng Tháp vẫn đỏ hoe mắt khi nhắc đến chú Bên (chủ thương hiệu gạo Cỏ May, người xây tặng 1 ký túc xá và tài trợ cho sinh viên Nông Lâm ăn học). May mà Quảng Bình có chú Hoài, bớt mấy ngàn người dân quê cứ Tết là ra bắt xe vô Nam, vào Bình Dương Sài Gòn xin việc. Mỗi tỉnh nước ta cần có khoảng 1000 chú Hoài như thế, như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, cứ một thành phố nho nhỏ là có hàng ngàn doanh nhân lớn, tạo ra cả vạn việc làm/doanh nghiệp. Quốc gia nào cũng cần người như vậy.
     
    Ở những ĐH lớn trên thế giới mà đào tạo ra tinh hoa, lãnh đạo và quản lý lớn, họ luôn tuyển chọn kỹ 1 người với một câu hỏi rất khó đó là "RỐT CỤC, CÁI GÌ LÀ MỤC TIÊU TỐI THƯỢNG, LÀ HAM MUỐN TỘT CÙNG VÀ DUY NHẤT CỦA BẠN?". Bạn có thể ngẫm nghĩ 1 ngày rồi trả lời không?
     
    Những giáo sư bậc thầy sẽ đọc bài luận của mình, thấy mình lấy phương tiện làm mục tiêu thì họ biết mình còn chưa chín chắn, hoặc đầu óc be bé xinh xinh (kiểu như người nói mục tiêu của em là cái nhà ở phố, là việc làm ổn định, là tiền, là 1 vợ 2 con ba lầu bốn bánh, là đi chơi, là giúp đỡ người khác mà thực tế là chưa bao giờ giúp cái gì...). Ai có đam mê tột cùng 1 cái gì đó, thì họ mới dồn sức mà hướng dẫn cho ra thành tựu. Ví dụ: đam mê sản xuất xe đạp, đam mê nuôi kỳ nhông, đam mê trồng và chế biến cà phê, đam mê záo dục, đam mê du lịch, đam mê xây dựng, đam mê kiến trúc, đam mê may thêu đan, đam mê nghệ thuật, đam mê làm thầy giáo, đam mê thành doanh nhân công ty đa ngành và tỷ phú đô la, đam mê thành võ sư, đam mê thành nhà nghiên cứu khoa học,...
     
    Khi một người biết ƯỚC MUỐN TỘT CÙNG CỦA HỌ là gì, thì họ sẽ từ chối các con đường khác, chấp nhận đánh đổi để phụng sự và cống hiến, dấn thân và xả thân cho cái ước muốn tột bậc ấy. Không do dự, không chần chừ, không xét lại, không dùng dằng, không lo lắng, không nghĩ tới rồi nghĩ lui, không nửa tin nửa ngờ, không có chuyện vừa muốn vừa hem muốn,....Người thập thò chả bao giờ đi đến đâu cả, chắc chắn 100%. Mình sinh ra để sống, sinh ra để làm hay sinh ra để thập thập thò thò? Nói phát đứng dậy đi luôn, làm luôn, chết bỏ. Chứ ngồi nghĩ, ngẫm rồi nghĩ, nghĩ rồi ngẫm, hỏi người này người kia, tư vấn gia đình bạn bè, thì 99.99% sẽ THÔI.
     
    Còn nếu bạn đọc những dòng chữ trên mà chưa có bất cứ ước muốn tột bậc nào, thì bạn là người ĐA MỤC TIÊU, thay đổi đam mê và công việc xoành xoạch, sau này mới hối tiếc là QUỸ THỜI GIAN ĐỜI NGƯỜI NGẮN QUÁ.
     
    Người đa mục tiêu, nay thích này mai thích khác, sẽ nghĩ đến 2 chữ "nghỉ việc" khi khó khăn. Giống như hôn nhân tình yêu vậy, ai nghĩ đến 2 chữ "chia tay" khi mâu thuẫn quan điểm thì quan hệ đó tính bằng ngày. Đã nghĩ đến 2 chữ "bỏ cuộc" thì sẽ bỏ cuộc khi hơi mệt mệt. Một khi trong đó có hai chữ đó thì khó mà theo đuổi đến tận tận cùng cùng. Giống mấy đứa khởi nghiệp mà nói, không làm được thì đóng, thì sure sẽ đóng, làm chơi sao No 1 được. Khi làm việc với 1 người, thấy làm sống chết, thì biết là họ xem việc đang làm là "CAREER" (nghề nghiệp), đào tạo kiểu khác. Còn thấy làm cũng tốt, cũng hoàn thành nhiệm vụ, nhưng chỉ tới mức đó thì họ coi công việc họ đang làm là JOB (việc làm), đào tạo kiểu khác.
     
    Mình đừng chỉ thấy làm tốt, lanh lợi, có kiến thức, nhiệt tình mà cân nhắc lên làm quản lý hay hạt giống lãnh đạo. Họ phải có tư chất, tức phải có triết lý sâu, sống đam mê 1 cái gì đó đến vô tận thì mới không bỏ cuộc nửa chừng vì đi du học hoặc đổi ngành. Họ làm rất tốt, có trách nhiệm cao....nhưng trong lòng vẫn hoài nghi, không tin trọn vẹn thì không có theo đến tận cùng. Ai cứ doạ nghỉ, ý định nghỉ...thì không nên giữ. Cần gì hỏi lý do, vì lý do gì cũng không thể khiến ta bỏ cuộc nếu đã có 1 mục đích tối thượng.
     
    Người trẻ, có quyền lựa chọn công việc và nghề nghiệp. Nếu thấy đủ kiên định về nghề nghiệp đó, thì chọn. Còn không nên mạnh dạn say NO. Trạng thái tinh thần (mood) thì lúc lên lúc xuống, sự cố thì luôn xuất hiện, trở ngại thì vô vàn, thị phi thì luôn đầy rẫy nhưng trong đầu mình phải chưa bao giờ nghĩ đến việc "thôi không làm nữa", hoặc đổi mục tiêu ban đầu. Mission là sứ mạng mình sinh ra trên trái đất, chết đi để lại cái gì....chứ không phải nay mission này, mai mission khác, hay mission là nhà cửa tiền bạc. Cái đó là phương tiện để đạt cái mission. Còn ai mục tiêu tối thượng là tiền, thì họ sẽ bất chấp để có nó. Nhưng sau đó, phải biết, tiền đó là để làm gì? Chỉ có người đủ sâu sắc, có nền tảng triết học, tức phải rất sâu, rất chắc...thì mới trả lời được.
     
    Ngàn năm, bao nhiêu người giàu có rời trái đất, những chẳng để lại bất cứ cái gì. Dinh thự lâu đài rồi cũng tan hoang, đất đai rộng lớn như Thành Cát Tư Hãn rồi cũng có còn đâu, tiền bạc cứ "người mất thì của mất". Như bao doanh nhân thật sự trên thế giới, họ làm chết bỏ, nhưng mục tiêu là để lại 1 thương hiệu công ty cho người đời sau khai thác, như những sáng lập Nestle, Coca Cola, Toyota, Hyosung, Hyundai, Bosch, Ford, Boeing, Airbus...
     
    Người chủ đời sau có thể không phải con cái gia đình dòng họ, vì có thể người nhà ko đủ tài, hoặc đam mê cái khác. Nhưng người sáng lập ra thương hiệu đó, mãi mãi được nhớ ơn như Mr Lipton ngày xưa đã tạo ra trà Lipton huyền thoại vậy.
     
    Hy vọng có vài bạn trong 1 triệu độc giả ở đây hiểu, để chúng ta sẽ có những tỷ phú tự thân thế hệ 8x, 9x (thế hệ 6x, 7x đã có rồi) tầm cỡ thế giới, vang danh thiên hạ.
    Theo TNBS

    Quảng cáo

    Links: Hoàng Bảo Khoa, Tự học mỗi ngày, Làm người khó, Mixer