Thành Nha XYZ
    • Ăn trưa cùng Tony
    Ăn trưa cùng Tony
    (Today a reader, tomorrow a leader!)

    Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh

        817    4.9/5 trong 5 lượt 
    Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh
    Có câu thành ngữ "tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh", khái niệm nhà lợp ngói là giàu, còn nhà lợp tranh thì nghèo. Nông thôn VN ngàn đời, nhà thì đắp bằng đất, mái thì lợp bằng cỏ tranh hoặc rơm rạ, hoặc lá dừa.
    Có câu thành ngữ "tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh", khái niệm nhà lợp ngói là giàu, còn nhà lợp tranh thì nghèo. Nông thôn VN ngàn đời, nhà thì đắp bằng đất, mái thì lợp bằng cỏ tranh hoặc rơm rạ, hoặc lá dừa. Có bài hát ca ngợi Quảng Bình, mở đầu bằng câu nghe rất thương "có ai hỏi vì sao quê hương chúng ta nhiều ngói mới", ý tác giả muốn nói về giàu đẹp mà không biết diễn tả sao, nên nói có nhiều nhà ngói quá. Từ nghèo khó đi lên, nên tiêu chuẩn nhà giàu ban đầu là nhà ngói, rồi có xe đạp, rồi có xe máy, rồi có xe tay ga, rồi có xe ô tô, rồi có doanh nghiệp, có xưởng, có hotel resort, có nhân viên chục người, trăm người, ngàn người....
    Mình cũng lớn lên từ nhà vách đất và lợp mái rạ, ám ảnh những đợt mưa lũ và gió bão, và đinh ninh cho rằng miền Trung VN khó phát triển kinh tế. Sau này có cơ hội đi Nhật, thì thấy ngoài bão tố, thiên nhiên còn "bonus" thêm cho Nhật động đất và sóng thần, nhưng họ vẫn phát triển kinh tế ầm ầm. Sau đi phía Nam Hàn Quốc, đi các tỉnh duyên hải Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam và đặc biệt là khu Hongkong, Thâm Quyến, Ma Cao, Chu Hải....thì ôi thôi, từ tháng 6 đến tháng 10 là bão miết, thông báo được nghỉ học nghỉ làm miết. Nhưng người ta vẫn giàu, giàu khủng khiếp, nhà máy xí nghiệp lấp đầy hàng ngàn khu công nghiệp và các cảng biển nhộn nhịp tàu container ra vào. Mình hỏi bão lũ có phải là 1 cái khó khăn không, họ nói, đúng là khó khăn, nhưng chỉ cho nông nghiệp như cây trồng vật nuôi kiểu cũ, còn làm công nghiệp đâu có gì mà lo. Nhà xưởng xây kiên cố, nền đất cao, mưa bão ầm ầm ngoài trời thì trong nhà máy vẫn sản xuất như thường. Còn nhà dân, mình hỏi, họ nói đấy, mưa bão họ còn vui hơn vì được nghỉ ở nhà chơi một vài ngày, chờ người ta dọn cây cối sạch sẽ trên đường rồi mai đi làm lại. Mình hiểu, về xây dựng nhà cũ cao gần 2 mét, đúc tấm kiên cố. Tìm được hướng phát triển kinh tế, xóm mình cũng đã giàu lên, trong làng đã có 80 hộ có ô tô trên 500 hộ dân. Đường làng cũng đã mở rộng và nâng cao, mưa lũ nước ngập quanh sân thì vẫn vui vẻ ngồi bấm điện thoại chụp đăng mạng và thõng chân xuống cho cá rỉa. Vài bữa thì lại nước rút, giống như tuyết ngập trước nhà ở các nước phát triển. Cứ giàu có lên, mọi yếu tố thiên nhiên đều tìm cách giải quyết được. Bão là cái dễ dự báo và dễ tránh nhất trong các loại thiên tai, chỉ sợ động đất, núi lửa, sóng thần....mà mấy cái đó nước ta đâu có. 
    Miền Trung Việt Nam, chỗ đẹp thì làm du lịch, chỗ không đẹp thì làm công nghiệp (khu công nghiệp và cảng biển để xuất khẩu). Đó là hướng đi chính xác để phồn vinh giống duyên hải Trung Quốc hay phía Nam Nhật Bản, Hàn Quốc. Từ các tỉnh này ra đại dương rất gần, không khai thác làm công nghiệp chế xuất thì rất uổng. 
     
    **** Một bạn trẻ người Quảng Bình, học xong ở HN thì về quê, xây dựng cơ đồ, khai thác mỏ vàng quê hương, Tây tới ầm ầm, nộp tiền khí thế. Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương, không chỉ là "nhiều ngói mới". Các bạn có ý định làm du lịch thì theo dõi anh há!
    Tony Buổi Sáng

    Quảng cáo

    Links: Hoàng Bảo Khoa, Tự học mỗi ngày, Làm người khó, Mixer