Môn
Nghiên cứu xã hội (Social Studies tức
Đức Dục theo cách gọi hồi xưa) ở Nhật là môn quan trọng thứ 2 chỉ sau môn “Tiếng Nhật”, đứng trên mọi môn khác còn lại như toán lý hóa sinh
kinh tế học…Và
học sinh phải ôn thi môn này để
tốt nghiệp các cấp, thậm
chí thi vô
công sở làm, thi bằng lái xe, các trò chơi trên truyền hình…cũng liên quan đề
tài này. Ngoài lý thuyết, học sinh phải có
hành động cụ thể thì mới được điểm cao. Môn này được dạy xuyên suốt từ lớp 3 đến hết
đại học, năm nào cũng dạy, mức độ
tư duy khó dần.
Các nội dung trong môn
Đức dục được giáo viên triển khai cho học sinh thảo luận như sau:
- Nếu ra nước ngoài, bạn sẽ làm gì để
người Nhật chúng ta được coi trọng?
- Lòng
nhân ái nghĩa là gì? Vì sao phải
giúp đỡ người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật? Vì sao phải hỗ trợ giúp đỡ các quốc gia
nghèo hơn chúng ta?
-
Tính kỷ luật sẽ hạn chế thiệt hại do bất cẩn, đúng hay sai, bạn sẽ làm gì để có tính
kỷ luật?
- Vì sao các cá nhân kỷ luật đều
thành công? Các dân tộc kỷ luật đều thịnh vượng?
- Vì sao phải xếp hàng và tuân theo trật tự của xã hội?
- Vì sao phải nói nhỏ nơi công cộng? Vì sao phải có
óc quan sát để hòa mình vào đám đông?
- Tập tục ăn thịt thú cưng và động vật hoang dã như chó mèo chim muông rắn rết của người
Trung Quốc và các nước bị ảnh hưởng. Bạn có sẵn sàng thoát ra khỏi
văn hóa này?
- Sau một ngày, bạn có tổng kết lại mình đã làm gì có ích cho xã hội, đã học gì có ích cho bản thân trước khi
ngủ?
- Vì sao chúng ta phải
tiết kiệm. Chỉ mua những gì cần thiết. Và ưu tiên hàng Nhật
sản xuất?
- Vì sao chúng ta phải tập luyện thể dục, bạn dành bao nhiêu phút trong quỹ
thời gian 24h của bạn cho thể dục thể thao?
- Vì sao phải
đọc sách? Thói quen đọc sách, bạn có không?
- Bạn sinh ra để làm gì? Bạn đóng góp được gì cho xã hội trong mấy chục năm bạn sống trên trái đất này? Tại sao bạn lành lặn chân tay và đầu óc mà không làm việc?
- Bạn có
dám từ chối trước 1 đề nghị bạn cho là xấu?
- Bạn có thấy việc đi trễ giờ ảnh hưởng thế nào đến người khác?
- Bạn nghĩ gì về tính cao thượng của 1 con người? Một ví dụ của người xung quanh mà bạn cho là cao thượng
- Bạn đã có bao giờ tiểu nhân chưa? Làm sao để thoát ra
tư tưởng tiểu nhân này?....
- Tính
tham lam và
ích kỷ, bạn nêu một ví dụ người nào đó xung quanh bạn mà bạn cho là tham lam và
ích kỷ?
- Tính dũng cảm và chịu
trách nhiệm, dàm làm dám chịu. Bạn có bao giờ hèn
nhát không dám nhận trách nhiệm về việc mình làm chưa?
- Tính
quảng đại và tha thứ. Vì sao con người
văn minh cần tha thứ
lỗi lầm của người khác cho lần đầu tiên. Nếu họ lặp lại thì có nên tha thứ nữa hay không? Vì sao phải cắt quan hệ với người lặp lại lỗi lầm từ lần thứ 3?
- Tính
cầu thị và sửa sai. Vì sao mình lại giảy nảy lên khi người khác
chỉ trích hay chỉ ra điểm sai của mình? Mình đã từng như vậy chưa? Mình sẽ sửa đổi như thế nào.
- Đức sẵn sàng hy sinh vì người khác. Vì sao chúng ta sẵn sàng hy sinh vì người khác? Người khác nào đáng để chúng ta hy sinh?
- Thói quen chỉ trích và phàn nàn.
- Thói đố ky, ghen tỵ và hệ quả.
- Liệt kê các hành vi chúng ta không được thực hiện ở nơi công cộng?
- Tính
sĩ diện là gì? Vì sao dân châu Á có tính
sĩ diện cao? Tính sĩ diện sẽ dẫn tới trong việc nói dối ? Đúng hay sai?
- Trong một
thất bại của tập thể, là một thành viên, bạn sẽ quy trách nhiệm cụ thể cho ai đó hay bạn sẽ nghĩ là trách nhiệm của mình trong đó?
- Thất bại cá nhân của một
cuộc đời là do ai?
Cha mẹ,
thầy cô, xã hội hay do chính bản thân người đó?
- Theo bạn Fuzukawa nói: sự đói nghèo của một dân tộc là do mỗi công dân không có
lòng tự trọng là đúng hay sai? Tại sao mỗi cá nhân tự chủ thì một tập thể sẽ tự cường?
- Thầy Fujita nói " Bạn không nên tự hào vì bạn là người Nhật, bạn chỉ nên tự hào vì bạn là người tốt". Bạn cho biết ý kiến của mình.
Hiện nay, rất nhiều trường học và công sở ở các nước Á Châu cũng mang các câu hỏi này cho học sinh và
nhân viên của họ thảo luận (đặc biệt là
Hàn Quốc,
Singapore, các lãnh thổ Đài Loan
Hồng Công,
Thái Lan, và gần đây là
Ấn Độ, Srilanca, Indonesia…cũng áp dụng), ví dụ bạn có làm
xứng đáng với điểm số bạn có, bạn có làm xứng đáng với đồng lương được nhận?
Có bạn làm nhân sự một công ty rất lớn, sau khi đọc bài này đã áp dụng để
tuyển dụng. Sau khi qua hết các
kỹ năng khác, ứng viên sẽ viết 1 bài cảm nghĩ khoảng 500-1000 chữ về 1 trong các chủ đề trên (cho họ tự chọn, viết trong 2 tiếng), bạn cho rằng dù vị
trí kỹ sư hay nhân viên văn phòng gì đều phải diễn đạt cho được ý kiến của mình bằng văn viết. Họ chấm ý, không chấm sự bóng bẩy trong câu từ. Và một khi đã ngồi nghĩ ra cách trả lời các câu hỏi này, thảo luận các đề tài này, thì đạo đức của họ cũng
thay đổi ít nhiều.
Các bạn trẻ muốn tìm việc hoặc đổi việc thành công, nên nghiên cứu
tự mình trả lời trước để không lạ lẫm khi
phỏng vấn, ví dụ như câu "Bạn có bao giờ tiểu nhân", nhiều bạn hay đứng hình vì không biết trả lời. Giáo viên giúp học sinh
sinh viên. Các bạn phòng hành chính nhân sự có thể áp dụng các câu hỏi trên để tuyển nhân viên tốt. Mọi
kỹ năng đều có thể
đào tạo, nhưng đạo đức thì tự mỗi cá nhân phải tích lũy.