Thành Nha XYZ
    • Ăn trưa cùng Tony
    Ăn trưa cùng Tony
    (Today a reader, tomorrow a leader!)

    Kết quả tìm kiếm tag "nhat"

    Xưa mới ra trường, tui làm việc ở một VP Nhật Bản. Sáng sớm đến công ty, ai cũng sẽ phải viết to-do list (việc cần làm trong ngày) trên tờ giấy màu vàng, dán trên màn hình máy tính trước mặt, còn yêu cầu hoặc nhờ gì ai thì viết trên tờ giấy màu hồng, dán lên màn hình máy tính của người kia.
    Bướm đậu bướm bay
    Người Trung Hoa từ ngàn xưa đã giỏi buôn bán. Họ là người đầu tiên hình thành con đường tơ lụa, từ TQ đi sang tận Ai Cập và châu Âu, vượt qua bao hiểm nguy gian khó, những sa mạc, những ngọn núi lớn, đi qua những quốc gia và những nền văn hoá khác nhau, nhưng họ vẫn chinh phục được và chở hàng hoá sang châu lục khác, mang tiền bạc về.
    Chọn nghiệp buôn bán, đọc gì ở đâu
    Anh bán kem trong cuốn Nhà Giả Kim, lúc cuối đời sắp chết mới nhớ là "thời thanh niên mình cũng từng muốn đi đây đi đó, làm cái này cái kia" nhưng ước mơ không thành. Mỗi ngày, anh lấy 1 cây kem giá vốn 5,000 đồng, anh bán 10,000 đồng, lãi gấp đôi nên anh không bỏ được. Ngày may mắn nhất anh lãi 500 ngàn, max 1 tháng anh được 15 triệu và anh nghĩ đó là một số tiền khổng lồ. Rồi lời trăn trối cuối cùng là "hôm nay kem bán có hết không, coi chừng chảy nước", nhắm mắt xuôi tay với thùng kem bên cạnh, mọi ước mơ tuổi thanh xuân đã bị mấy đồng lãi từ thùng kem đè bẹp.
    Ngược chiều đám đông
    Việc mình dự định thì mình âm thầm làm. Thậm chí không cần phải chia sẻ với bố mẹ, kẻo họ lo lắng và đi hỏi thăm chỗ này chỗ kia, cũng toàn bà Tư bà Bảy.
    Cô láng giềng ơi
    Người Nhật và người Do Thái họ biết vụ này từ hồi xa xưa. Các cô gái thông minh, giỏi giang được khuyến khích đẻ nhiều. Còn đàn ông cao lớn đẹp trai...là gene quý, cũng được khuyến khích có nhiều con. Thậm chí người Nhật họ khuyến khích các cô gái giỏi lấy chồng Tây, bổ sung nguồn gen cao to, xoá bỏ mặc cảm "Nhật lùn", vì so với các sắc dân châu Á khác vào thế kỷ 19 trở về trước, người Nhật là lùn nhất.
    Chuyện nhà ông Bèn
    Môn Nghiên cứu xã hội (Social Studies tức Đức Dục theo cách gọi hồi xưa) ở Nhật là môn quan trọng thứ 2 chỉ sau môn “Tiếng Nhật”
    Người Nhật học hành thế nào
    Hôm nay một khách hàng phản ảnh rằng ông gửi mail cho nhân viên hãng Phượng Tím hỏi về bao bì phân bón mới, cả tuần không thấy trả lời. Ổng phải gửi lại, nhắc nhở lần thứ 3 mới được phản hồi là tuần sau sẽ có.
    Bài 1: Cập nhật tiến độ