Daewoo (Đại Vũ) từng là tập đoàn lớn thứ 2 của Hàn Quốc chỉ sau Hyundai (sau là LG và Samsung, số liệu năm 1997). Từ một cậu bé bán báo để học xong trung học và ĐH, sự thông minh thiên phú cộng thêm sự lanh lợi đường phố (street-smart) giúp Kim Woo Choong, người sáng lập tập đoàn, có được cơ ngơi như thế.
Dù vừa
học vừa làm, ông chăm chỉ và nhận được
học bổng cao học ở Anh sau khi
tốt nghiệp ĐH. Năm 1964, khi đáp chuyến bay
sang Anh
du học, ông transit (đổi máy bay) ở Sài Gòn và xuống chợ Bến Thành coi ngó, ông phát hiện ở VN vải đẹp và rẻ, người ngoại quốc mua rất nhiều, ông nói, học ĐH vậy là đủ, ông không học cao học nữa, phí
thời gian, phải triển khai
thành tựu thôi, phải làm thôi. Thế là ông khăn gói kéo vali về
Hàn Quốc khởi nghiệp, bất chấp ý kiến của mọi người.
Mày mò kiếm vốn thông qua mua ít vải về bán lại kiếm lời, 3 năm sau ông mới tích luỹ đủ 5000 đô để bắt đầu một xưởng may nhỏ. Ông nắm bắt được chính sách của Hàn Quốc lúc đó là
doanh nghiệp có hợp đồng
xuất khẩu sẽ được vay ưu đãi không lãi suất, ông bắt đầu gây dựng nên tập đoàn công nghiệp khổng lồ, hoạt động trong các lĩnh vực từ ô tô, điện tử đến dịch vụ
tài chính và xây dựng. Ông đi như con thoi đến các
thị trường để chào hàng, tiếp xúc gặp gỡ các siêu thị ở
Mỹ, châu Âu để đưa hàng hoá vào. Lý giải về sự tăng trưởng thần tốc của
Daewoo, ông
Kim Woo Choong cho biết: “Chúng tôi đã làm việc nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác. Thay vì làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, chúng tôi làm từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối. Nếu
cố gắng làm việc chăm chỉ, thành tựu đạt được chẳng có gì đáng ngạc nhiên".
Năm 1989, ông Kim xuất bản cuốn sách nhằm khơi dậy những
ước mơ tươi sáng cho một thế hệ người Hàn Quốc trẻ với tựa đề “Thế giới rộng lớn và có nhiều việc phải làm”, phiên bản
tiếng Anh là “Every Street is Paved With Gold”. Cuốn sách đã đưa Daewoo đến gần với thế giới hơn, lúc này cả thế giới biết đến thương hiệu Daewoo và thương hiệu cá nhân của ông Kim Woo Choong. Nhưng ai ngờ đây cũng là tai họa cho ông và công ty, khi sự kiêu hãnh cá nhân được ca tụng quá mức ở khắp thế giới,
người trẻ khắp nơi tôn sùng ông như là thần tượng, ông nói gì cũng thấy hay, cũng ghi chép lại và ông bắt đầu cho rằng mình nghĩ gì cũng đúng. Sự ảo tưởng do người khác ca ngợi đã đưa bản thân ông vào vòng lao lý và
tập đoàn Daewoo nổi tiếng phá sản.
Năm 1997, khủng hoảng
tài chính châu Á nổ ra, các tập đoàn buộc phải sa thải phần lớn
nhân viên và thu hẹp hoạt động, siết chặt chi phí thì công ty Daewoo vẫn bình thân. Nhân viên tiếp tục
tuyển dụng mới, các
sếp vẫn thu nhập cao, lương thưởng tốt,... Tất cả các nhà quản trị lúc đó đã phải ngồi dò từng khoản chi phí không cất thiết để cắt giảm thì ông tiến hành cho Daewoo mở rộng quy mô, sáp nhập thêm nhiều doanh nghiệp mới, mở thêm nhiều mảng mới. Ông cho rằng doanh nghiệp mình phải đặt người
lao động lên hàng đầu, phải giữ
nhân tài, không để họ thiệt thòi. Ông
chỉ trích các doanh nghiệp khác cắt giảm nhân sự hay cắt giảm lương thưởng là không nhân văn, là
ác. Nhưng ai biết được, ác đúng chỗ luôn là
thiện và thiện không đúng chỗ, lại là ác. Khổ trước thì sướng sau, sướng trước thì khổ sau. Cho con mình sung sướng lúc nhỏ thì lúc lớn nó sẽ khổ, vì không làm ra
tiền và không thích nghi với sự
khó khăn, không có
năng lực làm ra thành tựu. Những con cháu ông Kim là những rich kids, được ăn học ở các nền
giáo dục hiện đại ở Mỹ và châu Âu, nhưng khi đưa vô Daewoo làm thì góp phần làm DN này sụp đổ nhanh hơn, quen sướng nên không thực tế. Ông "thiện" không đúng chỗ đã khiến 320 ngàn nhân viên mất việc vì không giữ nổi doanh nghiệp cho họ làm việc.
Sự kiêu ngạo và chủ quan của ông Kim và
gia đình đã khiến Daewoo phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo và tiếp tục bành trướng giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng rất phức tạp đang diễn ra. Năm 1998, Daewoo bổ sung thêm 14 công ty con mới, các dự án bất động sản mới vào danh sách 275 công ty con hiện có của mình bằng cách vay
nợ. Lịch sử Đông Tây Kim Cổ xưa nay, cứ vay tiền mà mua đất mua thêm tài sản vì
lòng tham thì trước sau gì cũng lên đường. Năm 1999, Daewoo không thể trả nợ cho các chủ nợ Hàn Quốc lẫn nước ngoài. Trước áp lực nợ nần, ông Kim Woo Choong phải dẹp bỏ sự hãnh tiến mà chạy trốn lánh nợ. Hãng Daewoo với các công ty con được các doanh nghiệp khác mua lại, ví dụ mảng
xe hơi thì do GM (General Motors của Mỹ và Tata của
Ấn Độ) sáp nhập. Daewoo sụp đổ và thương hiệu này dần biến mất khỏi mặt đất. Tháng 6 năm 2005, trên chuyến bay số 734 của hãng Asiana khởi hành từ Hà Nội đi Seoul, khoang
doanh nhân có một vị khách đặc biệt, đó chính là Kim Woo Chong. Ông về nước để chịu tội sau nhiều năm lẩn trốn ở nhiều nước, và sau đó được ân xá. Năm 2019, người
đàn ông tạo cảm hứng
mạnh mẽ nhất cho giới doanh nhân Hàn Quốc và
giới trẻ thế giới qua
đời, để lại những bài học lớn cho hậu thế.
Câu chuyện của Daewoo cùng cuộc hành trình từ “công thần” đến “tội đồ” của Kim Woo Choong có lẽ là lời cảnh tỉnh rõ ràng nhất cho giới
lãnh đạo doanh nghiệp. Đó là bài học về mô hình
kinh doanh không bền vững dựa vào vay nợ quá mức chi trả, sự yếu kém trong
quản lý tài chính và
cái tôi cá nhân không cởi mở và đón nhận sự
thay đổi. Khi phát hiện có những tế bào ung thư, cần cắt bỏ ngay thay vì chần chừ dẫn đến di căn toàn thân.
Cuộc đời và
sự nghiệp của ông luôn là đề tài thảo luận của
sinh viên ngành quản lý khắp thế giới. Ông chính là nguồn cảm hứng nhưng cũng là tấm gương để tự soi mình, tránh vết xe đổ trong quản lý
kinh tế. Nhưng câu chuyện cá nhân ông trong giai đoạn đầu, từ bàn tay trắng mà có thành tựu nhờ
ý chí mạnh mẽ thì rất nên
học hỏi.