Nấu ăn mà để cháy vì quên, hoặc đi quên tắt đèn, quên đóng cửa, hỏi mà quên thì tốt nhất là quên họ luôn. Một người mà hay quên, thể hiện tính trách nhiệm rất kém, hoặc vô trách nhiệm. Nhận họ vào, sống chung với họ là sống chung với tử thần vì sẽ cháy nổ bất cứ lúc nào. Mình chết luôn đó, họ chết thì ngơ ngác không nói gì, còn mình thì chạy không kịp. Nói chung là sống với người vô trách nhiệm thì khó đỡ lắm, vì không biết cách nào để mà phòng tránh hết.
Mà đáng tiếc là số lượng người vô trách nhiệm trong XH mình ngày một tăng lên, nhất là các bạn mà từ nhỏ không được cha mẹ giáo dục đầy đủ, giáo dục ở đây còn là cho làm việc nhà để rèn được tính trách nhiệm. Thà nhận người kém năng lực hơn 1 tí, còn hơn nhận người mọi
kỹ năng thành thạo, chỉ kém trách nhiệm. Cứ giao thử việc, mà quên, 2 lần thì cho lên đường. Họ xứng đáng được thất nghiệp, thà thất nghiệp ngồi đó ăn trợ cấp còn hơn đi làm việc mà hại người. Nghe chua chát nhưng thật sự nên như thế.
Một khách sạn nọ ở Đà Lạt, chủ ở nước ngoài, thuê người quản lý, 1 năm quay lại xem thì cây cỏ chết hết vì quên tưới, nồi nào cũng hỏng vì quên tắt bếp, chén bát vỡ nhiều vì bất cẩn, đồ điện cháy hết, ống nước bồn cầu nghẽn, vòi sen vỡ, bồn nước trên lầu hỏng, gạch tróc trần bung, cửa sổ đóng lại không được nữa,... Hỏi thì từ quản lý đến bảo vệ nói QUÊN.
Một hệ thống gas nguyên 1 khu phố bị nổ ở Nhật, do một nhà hàng ở đó thuê 2 sinh viên VN vào phụ, quên khoá, gây thiệt hại chục mạng người cách đây 10 năm cũng là 1 bài học lớn về việc nhận người kém trách nhiệm vào làm. Chung cư cháy nổ do 1 phòng bạn trẻ thuê trọ, sạc pin để trên nệm, rồi khoá cửa đi chơi... năm rồi cũng vậy. Chưa kể hàng loạt các sự cố do sự QUÊN của các bạn trẻ gây ra, mải ôm điện thoại, máy tính mà quên này quên nọ. Nhóm bạn trẻ làm công ty xây dựng nọ, đào cống xong quên lắp rồi bỏ về, khiến mấy đứa trẻ chơi đá bóng bị rơi xuống thiệt mạng. Nhóm người này lẽ ra nên thất nghiệp thì tốt hơn, cứu được bao người.
Một công ty nọ mất nguyên cả bộ sản phẩm, vì tới hạn tái đăng ký thì cán bộ phụ trách quên đăng ký lại với bộ chủ quản, và cứ thế mà nó bị mất, muốn đăng ký lại phải mất 5 năm. Cán bộ đó bị sa thải nhưng 5 năm trời, cả mấy trăm người công ty không biết làm gì vì không còn sản phẩm để kinh doanh nữa. Có những cái quên gây chết người, gây mất tiền....đòi hỏi phải có quy trình chặt chẽ, kiểm soát các cá nhân, trách nhiệm đan chéo nhau thay vì giao cho 1 người, 1 nhóm....mà họ QUÊN 1 phát, thì xong.
Còn về mặt nhân sự, QUÊN sẽ sàng lọc được nhân sự tốt và không tốt. Giao việc nhỏ trước để xem. Cứ giao việc, mà hỏi lại làm chưa, nhận được câu "em quên" thì thôi, tống tiễn. Ác đúng chỗ, là thiện. Cứ tội nghiệp mà nhận vào, là thiện không đúng chỗ, mình tiếp tay cho cái ác.
Tính trách nhiệm là tính được rèn từ nhỏ, được cha mẹ dạy kỹ từ nhỏ, biết làm lụng, biết quán xuyến, biết sắp xếp....thì mới không quên. Còn ngồi học chữ không, mà cơm bưng nước rót, thì khó mà trở nên người có trách nhiệm. Nhận tiểu thư công tử hay lấy người không biết làm việc nhà vào làm, thì phải lãnh hậu quả. Còn bậc làm cha làm mẹ, cứ ôm giành việc hết, bắt con ngồi học chữ...thì có ngày nó sẽ đốt nhà vì bất cẩn, ra đường là hại người khác...vì QUÊN.